Mến chào tất cả các bạn nhé, trong bài viết này mình xin giới thiệu đến các bạn dòng cảm biến đo mức dạng sóng radar. Đây là một dòng cảm biến cao cấp thường chỉ được sử dụng cho các ứng dụng đặc biệt. Nếu các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và chọn mua thì có thể tham khảo bài viết này của mình nhé. Nội dung bài viết gồm Cảm biến đo mức radar là gì ? Loại cảm biến này được dùng ở đâu ? Thiết bị này có các thông số kỹ thuật như thế nào ? Các ưu và nhược điểm của cảm biến đo mức radar là gì ? Và đó cũng chính là các thông tin mà mình muốn đề cập đến các bạn trong bài viết này. Hy vọng thông qua đó các bạn có thể có thêm các kiến thức để có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm tốt nhất trong công việc hằng ngày.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại cảm biến khác nhau. Có thể kể đến như các loại cảm biến đo mức nước thải, đo mức cánh xoay hay các loại cảm biến nhiệt độ,…Mỗi loại sẽ có một môi trường sử dụng nhất định và hơn hết là các loại cảm biến đó đều được tối ưu cho một hoặc một số môi trường cụ thể. Chính vì thế mà hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn dòng cảm biến đo mức bằng radar được công ty mình trực tiếp nhập khẩu từ Châu Âu. Các bạn cùng mình tìm hiểu về loại thiết bị này nhé.
Danh mục
- 1 Cảm biến đo mức radar là gì ?
- 2 Cảm biến đo mức radar được ứng dụng ở đâu ?
- 3 Cảm biến đo mức radar dạng sóng của Hawk:
- 4 Cảm biến đo mức radar RDR350A-24DC dạng sóng của Orion:
- 5 Một vài dòng cảm biến khác của Orion:
- 6 Cảm biến đo mức radar dạng dây:
- 7 Cách lắp đặt cảm biến đo mức radar:
- 8 Bộ hiển thị mực nước:
- 9 Bộ chuyển đổi tín hiệu 4-20ma:
- 10 Cách thức chọn mua cảm biến đo mức radar như thế nào ?
Cảm biến đo mức radar là gì ?
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về loại cảm biến này trước đã. Cảm biến đo mức radar là một thiết bị công nghiệp chuyên dùng để đo mức các loại chất lỏng trong đó có mực nước, nhiên liệu, xăng dầu, nước thải,…Đây là dòng cảm biến được công ty mình nhập khẩu chính hãng từ Hawk – USA. Là một trong những hãng sản xuất thiết bị công nghiệp hàng đầu Châu Âu, chính vì thế về chất lượng thì các bạn có thể yên tâm nhé.
Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn 2 dòng cảm biến đo mức dạng radar đó là radar sóng và radar dây. Cả 2 dòng cảm biến này đều được nhập khẩu từ hãng Hawk thuộc khu vực Châu Âu. Như chúng ta cũng biết thì các dòng thiết bị công nghiệp đến từ Châu Âu đều có chất lượng và tuổi thọ rất cao đúng không nào. Chính vì thế mà các bạn có thể yên tâm khi sử dụng các sản phẩm đến từ bên mình nhé.
Cảm biến đo mức radar được ứng dụng ở đâu ?
Ứng dụng của loại cảm biến này cũng khá đa dạng. Cảm biến đo mức dạng radar thường được dùng để đo lường trong các môi trường như chất lỏng, nước, nước thải, bột, hạt nhựa, bột gạo,…trong các khu công nghiệp chuyên chế tạo, sản xuất và xử lý các loại chất lỏng, thực phẩm dạng lỏng. Các khu công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc dạng viên, dạng hạt,…
Cảm biến hoạt động với độ chính xác khá cao, vì cảm biến hoạt động theo nguyên lý truyền sóng radar nên tốc độ phản hồi gần như là ngay lập tức. Hơn thế nữa cảm biến hoạt động rất tốt trong môi trường có nhiều bụi mà không gây sai số. Rất ít cảm biến có thể làm được việc này trừ các loại chuyên dùng cho môi trường nhiều bụi.
Hơn nữa thì các dòng cảm biến đo lường dạng sóng là một phương thức đo lường khá thông minh, tuy nhiên thì không phải lúc nào cũng có thể đo lường được chính xác. Cụ thể là trong các loại chất rắn chẳng hạn, chúng ta không chỉ có thể sử dụng radar để đo lường thôi nhé, còn với các dòng dạng sóng khác như siêu âm thì không nào đo lường được vì sóng siêu âm sẽ bị hấp thụ bởi chất rắn.
Cảm biến đo mức radar dạng sóng của Hawk:
Dòng cảm biến này chúng ta có thể sử dụng để đo lường trong bất kì môi trường nào mà chúng ta muốn. Với sóng radar chúng ta có thể đo lường tốt trong các môi trường có nhiều bụi, đo lường được chất rắn, các loại thùng chứa có chiều cao lớn. Nguyên lý hoạt động bằng sóng lan truyền trong không gian thùng chứa và sau đó sóng bị phản hồi lại cảm biến. Lúc này cảm biến sẽ xử lý tín hiệu truyền về và cho ra giá trị đã đo đạc được. Các bạn tham khảo một vài thông số kỹ thuật như sau:
Các dãy đo của cảm biến:
Chính hoạt động dựa trên việc phát ra sóng nên dãy đo của cảm biến cũng sẽ phụ thuộc vào tần số phát sóng, cụ thể như sau:
- Với tần số 50Khz: đo được chất lỏng dãy đo cao nhất 5m (điểm chết là 0.25m)
- Với tần số 40khz: đo được chất lỏng dãy đo cao nhất 7m (điểm chết là 0.3m)
- Với tần số 30khz: đo được chất lỏng cao nhất 11m (điểm chết là 0.35m)
- Với tần số 20khz: đo được chất lỏng cao 20m và đo được chất rắn cao nhất 10m (điểm chết là 0.45m)
- Với tần số 15khz: đo được chất lỏng cao 30m và đo được chất rắn là 20m (điểm chết 0.6m)
- Với tần số 10khz: đo được chất lỏng cao 60m và đo được chất rắn là 40m (điểm chết 1m)
- Với tần số 5khz: đo được cả chất lỏng và chất rắn với dãy đo 60m (điểm chết là 1.5m)
- Với tần số 4khz: đo được chất lỏng và rắn với dãy đo lên đến 180m (điểm chết là 1.5m)

Thông số kỹ thuật:
- Xuất xứ: sản phẩm được mình nhập khẩu từ hãng Hawk – USA
- Dãy do: lớn nhất có thể đo được là 65m, tương ứng với cột chất lỏng cao 65m
- Tần số phát: 4Khz, 5Khz, 9Khz, 10Khz, 20Khz, 30Khz, 40KhZ, 50KhZ. Từng mức tần số khác nhau chúng ta sẽ có dãy đo khác nhau
- Độ phân giải: màn hình có độ phân giải 1mm
- Nguồn cấp: ta có thể tùy còn trong các loại như 12-30VDC, 90-265VAC, 36-60VDC.
- Ngõ ra tín hiệu: dạng analog 4-20mA
- Có thể truyền thông qua: GosHawk, HART, Modbus, Modbus over Ethernet TCP/IP, Profibus DP, DeviceNet,
- Nhiệt độ làm việc: cảm biến hoạt động tốt trong -40÷80°C.
- Áp suất làm việc: nằm trong khoảng +/- 0.5Bar
- Sai số của cảm biến: chỉ 0.25% trên toàn dãy đo
- Góc phát của cảm biến: 4 đến 10 độ
- Trên cảm biến có màng hình hiển thị LCD với 2 dòng, dùng để hiệu chuẩn dãy đo / hiển thị / output của cảm biến.
- Tiêu chuẩn bảo vệ: IP67, chống bụi và nước.
- Thời gian bảo hành: lên đến 12 tháng 1 đổi 1 nếu có lỗi từ nhà sản xuất

Cảm biến đo mức radar RDR350A-24DC dạng sóng của Orion:
Mình xin giới thiệu đến các bạn dòng cảm biến đo mức dạng radar đến từ hãng Orion – USA, dòng cảm biến có model là RDR350A-24DC thuộc nhóm RDR300 series. Dòng cảm biến này được bên mình nhập về trong thời gian gần đây để thay thế cho dòng cảm biến radar của Hawk. Dòng này sẽ có giá thành hợp lý hơn nhưng khả năng đáp ứng công việc rất đảm bảo nên được sử dụng nhiều hơn từ phía nhà đầu tư. Các bạn tham khảo một vài thông số kỹ thuật dưới đây nhé.
Thông số kỹ thuật:
- Model: sản phẩm có mã là RDR320A-24DC và RDR350A-24DC
- Xuất xứ: được nhập khẩu từ hãng Orion – USA sản xuất tại Turkey
- Dãy đo: 0-20m và chúng ta có thể tùy chọn thang đo lên đến 0-50m
- Ứng dụng của cảm biến: đo mức, báo mức và đo thể tích chất rắn, bột, vật liệu rắn có nhiều bụi,…
- Nguồn cấp: sản phẩm sử dụng nguồn 24VDC
- Tín hiệu ngõ ra: tín hiệu dạng analog 4-20mA, 2x Relay Out 250V/1A và Modbus RS485
- Tần số phát cảm biến: 24Ghz
- Hiển thị: có màn hình hiển thị tích hợp trên cảm biến
- Sai số: +/- 2 mm hoặc +/- 0,2 % trên toàn dãy đo
- Vật liệu của cảm biến: PP
- Vật liệu vỏ bảo vệ cảm biến: nhôm
- Kết nối: mặt bích DN100 hoặc vòng treo PN16
- Nhiệt độ hoạt động: nằm trong khoảng -20÷80°C
- Áp suất hoạt động: nằm trong khoảng 2Bar
- Độ phân giải đo được: 1cm
- Tiêu chuẩn bảo vệ: đạt tiêu chuẩn IP68, chống bụi chống nước rất tốt
- Thời gian bảo hành: lên đến 12 tháng 1 đổi 1 nếu có lỗi do nhà sản xuất

Ưu điểm của dòng radar Orion so với Hawk:
- Kích thước nhỏ gọn hơn đáng kể
- Giá thành tốt hơn gần như một nữa
- Có thêm chức năng đo lường thể tích
- Có thể đồng thời xuất ra các dạng tín hiệu như analog 4-20ma, relay on/off và modbus rs485
Cách thức cài đặt cho cảm biến đo mức xi măng dạng Radar RDR350-24VDC:
1. Mục Type:
Chúng ta có thể đi đến tùy chọn này bằng cách sử dụng các phím mũi tên lên xuống và nhấn phím E. Thay đổi hình dạng và đơn vị đo lường với một trong các tùy chọn LEVEL (đo mức), VOLUME (thể tích) hoặc DISTANCE (khoảng cách) bằng cách sử dụng các phím mũi tên lên và xuống.
- Với chế độ đo lường DISTANCE (khoảng cách) và LEVEL (đo mức) ta có thể tùy chọn trong các đơn vị như mét, centimet, inch, feet
- Với chế độ đo lường VOLUME (thể tích) ta có thể tùy chọn đơn vị là mét khối, lít, US Gallon cho đo thể tích.
2. Mục Decimals:
Chúng ta có thể đi đến tùy chọn này bằng cách sử dụng các phím mũi tên lên xuống và nhấn phím E. Nhập giá trị của phần thập phân của giá trị được đo bằng cách sử dụng các phím mũi tên lên và xuống. Giá trị này là một giá trị từ 0 đến 3. Phần sau dấu chấm xác định phần thập phân. Có thể chọn giá trị DECIMALS cho cm và inch tối đa là 1. Nếu “VOLUME L” được chọn từ menu Loại, DECIMALS có thể được chọn tối đa là 1
3. Mục Zero Level:
Chúng ta có thể đi đến tùy chọn này bằng cách sử dụng các phím mũi tên lên xuống và nhấn phím E. Lúc này ta nhập cấp độ sẽ được đo bằng cách sử dụng các phím mũi tên xuống và lên. (Ví dụ, độ sâu của bể là 800 cm) với mức 0 là khoảng cách từ cuối cảm biến đến cơ sở đo lường. Lượng chất lỏng cần đo bằng hiệu độ sâu (mức 0) và khoảng cách từ cuối cảm biến đến chất lỏng bề mặt. Zero Level là menu hiển thị nếu LEVEL được chọn từ menu Type
Mức chính = Mức không – Khoảng cách
4. Mục Zero OFF:
Chúng ta có thể đi đến tùy chọn này bằng cách sử dụng các phím mũi tên lên xuống và nhấn phím E. Nhập giá trị bằng cách sử dụng các phím mũi tên lên và xuống. Nó chỉ ra độ lệch của khoảng cách đo được. Giá trị nhập ở đây được trừ cho khoảng cách đo được và giá trị Chính Khoảng cách trở nên được tính toán. Zero OFF là menu hiển thị nếu Khoảng cách được chọn từ menu Type.
Khoảng cách (main) = Khoảng cách- Zero Offset
5. Mục TPS:
Chúng ta có thể đi đến tùy chọn này bằng cách sử dụng các phím mũi tên lên xuống và nhấn phím E. Nhập tần số tín hiệu mỗi giây được gửi đo bằng cách sử dụng các phím mũi tên. Giá trị này nằm trong khoảng từ 1 đến 8. Đây là một cách chính xác để nhập một giá trị theo khoảng cách đo được. (Ví dụ: 1 phép đo cho 12 m và 4 phép đo cho 5 m,…)
6. Mục bộ Fillter:
Chúng ta có thể đi đến tùy chọn này bằng cách sử dụng các phím mũi tên lên xuống và nhấn phím E. Bạn có thể thay đổi số lượng phép đo được thêm vào liên tiếp sau đó chia thành số đo bằng cách sử dụng các phím mũi tên lên. Tối đa 16 phép đo có thể được lấy thành giá trị trung bình. Ví dụ: nếu một hệ thống thực hiện một phép đo mỗi giây thì được chọn làm điểm trung bình của bốn người, điểm số đo chính xác được hiển thị trên màn hình và trong kết quả đầu ra là một đo mỗi 4 giây.
7. Mục Span 4 và Span 20mA:
Chúng ta có thể đi đến tùy chọn này bằng cách sử dụng các phím mũi tên lên xuống và nhấn phím E. Nhập giá trị đo đầu và cuối cho 4 mA và 20 mA ở đầu ra analog bằng cách sử dụng các phím mũi tên lên và xuống. Ví dụ: nếu bạn muốn đặt 40 cm là 4mA và 400 cm là 20mA đối với LEVEL CM, đầu ra tương tự của bạn sẽ được điều chỉnh thành 4-20 mA trong khoảng 40 cm đến 400 cm.
Một vài dòng cảm biến khác của Orion:
Bên cạnh cảm biến đo mức radar thì hãng Orion của USA còn có một số dòng cảm biến khác thường được sử dụng trong công nghiệp như:
Cảm biến đo mức radar dạng dây:
Các bạn có thể tham khảo một số thông số của cảm biến đo mức dạng radar tại đây nhé.
- Model: các bạn có thể lựa chọn các model như GRLM 70- 00, GRLM 70- 10, GRLM 70- 11, GRLM 70- 12, GRLM 70- 13…GRLM 70- 35.
- Xuất xứ: được sản xuất bởi hãng Dinel – Cộng Hòa Séc
- Dãy đo: cảm biến có thể đo trong các bể chứa cao 1÷40m.
- Sai số: cảm biến có mức sai số là 5mm với dãy đo 2m, 3mm với dãy đo 20m và 2mm với dãy đo 40m.
- Ngõ ra (Output): tín hiệu analog 4-20ma, với tín hiệu này chúng ta có thể truyền đi xa mà không sợ bị nhiễu.
- Nguồn cấp: thiết bị dùng nguồn 18÷36VDC.
- Nhiệt độ làm việc: cảm biến chịu nhiệt lên đến ≤300°C.
- Áp suất làm việc: có khả năng chịu áp 100bar tại 85°C. Rất thích hợp dùng trong các ứng dụng lò hơi, áp suất cao.
- Màn hình hiển thị: có thể dùng để quan sát các thông số trong quá trình cài đặt.
- Vật liệu: được làm bằng INOX chịu lực, có thể dùng trong các loại vật liệu cứng như than đá, đá,…
- Thời gian bảo hành: lên đến 12 tháng 1 đổi 1 nếu có lỗi từ nhà sản xuất

Các ưu và nhược điểm của cảm biến đo mức dạng radar:
Ưu điểm:
Khi dùng cảm biến dạng radar chúng ta sẽ có được một số ưu điểm như sau:
- Sai số của cảm biến khá thấp, rất thích hợp cho các loại môi trường đó có độ chính xác cao.
- Có tích hợp sẵn màn hình hiển thị mà hầu hết các loại cảm biến khác trên thị trường không có.
- Có khả năng chịu nhiệt và chịu áp khá tốt.
- Có ngõ ra dạng tín hiệu analog 4-20ma. Các bạn không cần dùng đến thiết bị chuyển đổi mà vẫn có thể truyền tín hiệu đo khoảng cách xa.
- Với dòng cảm biến radar của Orion chúng ta còn có thể đo được thể tích của chất rắn
Nhược điểm:
- Kích thước sẽ lớn hơn so với các dòng cảm biến đo mức khác
- Giá thành sẽ cao hơn so với các dòng cảm biến khác
- Thường sẽ không có sẵn hàng, phải đặt trước để nhập về
- Chỉ nên sử dụng cho chất rắn là tối ưu nhất
Cách lắp đặt cảm biến đo mức radar:
Trong phần này mình sẽ hướng dẫn các bạn các cách thức lắp đặt cảm biến để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt nhất. Bên cạnh đó mình sẽ cung cấp cho các bạn các cách lắp đặt sai, ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động của cảm biến để các bạn có thể tránh. Cụ thể các bạn có thể tham khảo như sau:
- Tránh lắp cảm biến gần các cửa nạp để không gây báo ảo, báo sai.
- Nếu trong các bể chứa, silo chứa có dùng cánh khuấy thì nên lắp cảm biến ra xa.
- Ưu tiên lắp cảm biến theo phương vuông góc với mực chất lỏng để tiết kiệm dây.
Một số hình ảnh minh họa về cách lắp sai, các bạn có thể tham khảo để tránh khi lắp đặt.
Bộ hiển thị mực nước:
Vì sao chúng ta cần dùng đến bộ hiển thị mực nước ? Có thể giải thích vấn đề này như sau, hầu hết các loại cảm biến hiện nay chưa được tích hợp sẵn màn hình hiển thị. hoặc nếu có trang bị thì cũng chỉ có thể có tác dụng cài đặt các thông số chứ không thể thể hiện được giá trị đo được. Chính vì thế chúng ta cần dùng đến bộ hiển thị mực nước (thường dùng trong ứng dụng đo chất lỏng) để hiển thị giá trị đo được của cảm biến. Ngoài ra bộ hiển thị còn có thể dùng để lắp đặt hệ thống tự động đóng/mở các motor bơm để phòng ngừa trường hợp đầy chất lỏng.
Mình xin giới thiệu đến các bạn dòng hiển thị mực nước được công ty mình cung cấp hiện nay. Sản phẩm được sản xuất bởi Cộng Hòa Séc có model là OM402UNI được sản xuất bởi hãng Orbit Merret. Thiết bị có khả năng hiển thị các thông số vật lý hiện nay như nhiệt độ, áp suất, mực nước,…Bên cạnh đó thì có thể xuất ra các dạng tín hiệu điều khiển như analog 4-20ma, 0-20ma, 0-5v, 0-10v, relay on/off, modbus rs385 hoặc rs232, profibus,…
Các thông số của bộ hiển thị:
- Model: sản phẩm có mã là OM402UNI.
- Xuất xứ: sản phẩm được sản xuất bởi hãng Orbit Merret – Cộng Hòa Séc.
- Ngõ vào (Input): các tín hiệu pt100, 4-20mA, 0-20mA, 0-10v, 0-5v, 2-10v,… tùy theo nhu cầu mà các bạn có thể cài đặt.
- Ngõ ra (Output): các tín hiệu Analog 4-20mA, 0-20mA, 0-10v, 0-5v, 2-10v,… Ngoài ra có thể tùy chọn dạng REPLAY ON/OFF để điều khiển đóng/ngắt thiết bị nạp liệu.
- Sai số: 0,1% trong quá trình hiển thị
- Kích thước bộ hiển thị: 48 x 96 x 120 (mm).
- Hiển thị: hiển thị 6 LED lớn, dễ dàng quan sát với dãy giá trị từ -999999…999999
- Hệ số cách ly, chống nhiễu: có khả năng chống nhiễu tín hiệu với hệ số 4000VAC.
- Thời gian bảo hành: lên đến 12 tháng 1 đổi 1 nếu có lỗi từ nhà sản xuất
- Có các nút ấn có thể điều chỉnh thông số hoặc sử dụng cáp để tùy chỉnh trên phần mềm máy tính
Ứng dụng của bộ hiển thị mực nước:
Sau đây mình sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể để các bạn có thể hiểu thêm về loại thiết bị này. Giả sử chúng ta có một bể chứa nước, chúng ta muốn đo lường bể chứa nước và hiển thị giá trị đo. Đồng thời chúng ta muốn khi chất lỏng trong bể đầy sẽ có thể tự đóng/ngắt motor bơm. Để thực hiện được các yêu cầu trên chúng ta cần lắp đặt cảm biến theo sơ đồ như sau.
Trong quá trình làm việc cảm biến đo mức dạng radar sẽ không ngừng truyền tín hiệu về cho bộ hiển thị. Tại đây bộ hiển thị sẽ cho ra giá trị đo lường cụ thể. Từ bộ hiển thị các bạn có thể truyền tiếp tín hiệu analog 4-20ma về cho PLC điều khiển. Hoặc là đấu dây ra dạng on/off để điều khiển máy bơm. Chúng ta có thể cài đặt sao cho khi mức chất lỏng bị thiếu hụt sẽ tự động khởi động máy bơm và khi nạp đầy sẽ tự động bật máy bơm. Rất tiện lợi đúng không nào.
Bộ chuyển đổi tín hiệu 4-20ma:
Nếu chúng ta chỉ có nhu cầu chuyển đổi tín hiệu từ analog 4-20ma của cảm biến đo mức radar sang relay để điều khiến đóng ngắt thì có thể sử dụng bộ chuyển đổi tín hiệu các bạn nhé. Với thiết bị này thì chúng ta sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc phải trang bị một bộ điều khiển hiển thị trong khi chúng ta không có nhu cầu.
Mình xin giới thiệu đến các bạn dòng chuyển đổi tín hiệu có model là OMX333UNI thuộc hãng sản xuất Orbit Merret của Cộng Hòa Séc. Đây cũng là sản phẩm sản xuất bộ điều khiển bên trên mình vừa giới thiệu đến các bạn đấy. Dòng này có thể chuyển đổi khá nhiều tín hiệu khác nhau như analog 4-20ma, 0-20ma, 0-5v, 0-10v, relay, modbus, can nhiệt, pt100,…Các bạn tham khảo một vài thông số dưới đây nhé.
Thông số của bộ chuyển đổi tín hiệu 4-20ma sang relay:
- Model: thiết bị có mã sản phẩm là OMX333UNI.
- Xuất xứ: từ hãng Orbit Merret – Cộng Hòa Séc.
- Ngõ vào (Input): tín hiệu ngõ vào có thể đọc như 4-20mA, 0-10vdc, 0-20mA, 0-5vdc. Có thể đọc các tín hiệu cảm biến pt100, can nhiệt S, K, R, E,…
- Ngõ ra (Output): Có thể xuất ra các dạng tín hiệu 4-20mA, 0-10vdc, 0-20mA, 0-5vdc. tín hiệu đóng/ngắt relay on/off, tín hiệu truyền thông modbus rtu
- Nguồn cấp: thiết bị dùng nguồn nuôi 10÷30VDC có thể tuỳ chọn nguồn 80÷250VAC.
- Sai số: chỉ 0.1% trên toàn dãy đo của thiết bị.
- Hệ số cách ly: 2500VAC có thể chống nhiễu tốt trong nhiều loại môi trường.
- Thời gian bảo hành: 1 đổi 1 trong vòng 12 tháng, nếu phát sinh lỗi từ nhà cung cấp.
Cách thức chọn mua cảm biến đo mức radar như thế nào ?
Để có thể lựa chọn được 1 dòng cảm biến đo mức radar phù hợp thì đòi hỏi chúng ta phải có các kiến thức liên quan đến ứng dụng, vị trí lắp đặt cũng như môi chất cần đo lường. Một vài lưu ý như sau:
Dãy đo của cảm biến đo mức radar:
Thông thường thì dãy đo của cảm biến radar rất lớn có thể lên đến 50 mét hoặc 65 mét nhưng hầu hết ở Việt Nam chúng ta hiếm có ứng dụng nào cần chiều cao như vầy. Thay vào đó chúng ta có các ứng dụng dãy đo thấp như 15m hay 20m chẳng hạn, một vài ứng dụng đo mức nước sông sẽ có dãy đo khoảng 30-40m. Tuy nhiên thì các bạn nên chọn dãy đo cao hơn nhu cầu 1 chút để tránh tình trạng thiếu chức năng nhé, vì các dòng radar đều có khả nằng cài đặt dãy đo theo nhu cầu.
Chọn radar dạng dây hay radar dạng sóng:
Cảm biến báo mức radar sẽ có 2 dạng chính là dạng dây dẫn sóng và dạng thu phát sóng. Nếu các bồn chứa có không gian lớn, không bị cản sóng thì ta nên dùng loại radar dạng sóng. Loại này có ưu điểm là dãy đo lớn, xuyên bụi, không bị ảnh hưởng bởi chất rắn bột nhão kết dính. Còn nếu các bạn cần đo lường trong tank hay bồn có kích thước hẹp thì nên dùng radar dạng dây dẫn sóng. Loại này dãy đo tối đa khoảng 40m, không thể tùy chỉnh được thang đo, dây cáp phải có chiều dài tương đương với dãy đo nên khối lượng rất lớn. Và dĩ nhiên thì dòng này không thể sử dụng cho môi trường chất rắn dạng nhão hay kết dính.
Tín hiệu ngõ ra của cảm biến radar như thế nào ?
Thông thường các dòng cảm biến sẽ có tín hiệu ngõ ra dạng analog 4-20ma để chúng ta truyền về các thiết bị nhận. Với các dòng radar sóng của Orion chúng ta có thể cho ra nhiều dạng tín hiệu khác nhau như 4-20ma, 2 x relay on/off và có cả truyền thông RS485. Đây là một thông số mà chưa có dòng cảm biến radar nào có thể làm được. Với các dòng cảm biến khác chúng ta chỉ có thể tùy chọn 4-20ma hoặc là 0-10 hoặc là RS485 và không có tiếp điểm đóng cắt dạng rơ le. Chính vì thế các bạn nên cân nhất lại nhu cầu và chọn lựa thiết bị sao cho phù hợp
Giá thành và xuất xứ của cảm biến radar như thế nào ?
Nếu các bạn cần các dòng cảm biến đo mức radar chất lượng, khả năng đo lường chính xác và có tuổi thọ cao thì nên chọn các dòng có nguồn gốc từ Châu Âu hoặc từ USA. Ngược lại nếu các bạn không có chi phi đầu tư cao thì cũng có thể sử dụng các dòng radar của Châu Á như Trung Quốc và Đài Loan. Các dòng này sẽ có giá thành rẻ hơn một nữa, thậm chí là rẻ hơn gấp 3 lần nhưng bù lại chúng ta phải chấp nhận thiết bị có sai số lơn và không ổn định cũng như tuổi thọ không cao.
Trên đây là những thông tin cũng như các kiến thức cần thiết về cảm biến báo mức bằng radar, hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn có như sử dụng. Ngoài ra bên mình còn cung cấp các loại Cảm biến đo mức nước thủy tĩnh Cảm biến đo mức xi măng các bạn có thể tham khảo nếu có nhu cầu. Mọi thắc mắc cần tư vấn các bạn có thể liên hệ mình qua các thông tin sau:
Phone – Zalo: 0779 81 81 84 (An Nguyễn)
Email: An.nguyen@bff-tech.com