Mến chào tất cả các bạn, trong bài viết này chúng ta cùng nhau thảo luận về một loại thiết bị liên quan đến chuyên ngành điện nhé. Đó chính là quá trình biến áp mà cụ thể ở đây là đang nói đến máy biến áp, là một trong những thiết bị cực kì quan trọng trong mạng điện trên cả nước. Thông qua bài viết chúng ta có thể biết được các vấn đề như máy biến áp là gì ? Cấu tạo của chúng ? Chúng hoạt động như thế nào ? Chúng được ứng dụng ở đâu cũng như tầm quan trọng của chúng như thế nào. Qua đó các bạn sẽ có thêm các kiến thức liên quan để phục vụ cho việc học và làm việc.

Đây là bài viết chia sẻ kiến thức, bên mình không kinh doanh mặt hàng này. Vui lòng không gọi điện, nhắn tin hỏi hàng. Xin cám ơn !

Máy biến áp là gì ?

Máy biến áp là một thiết bị thường được dùng trong các ngành công nghiệp điện lực. Chúng là một loại thiết bị có khả năng biến đổi mức điện áp để phục vụ cho nhu cầu nào đó của con người hay một quá trình nào đó. Quá trình biến áp hay còn gọi là biến thế thường được hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ.

Máy biến áp là gì ?

Chúng ta sẽ thường thấy có hai loại máy biến áp là máy tăng áp và máy hạ áp. Về bản chất thì chúng hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên điểm khác nhau có lẽ nằm ở số vòng dây quấn cũng như mục đích sử dụng của từng loại mà thôi.

Cấu tạo của một máy biến áp là gì ?

Tất cả các loại máy biến áp điều gần như giống nhau về mặt cấu tạo, tuy nhiên sẽ khác nhau ở vật liệu cấu thành. Nhưng cơ bản chúng sẽ bao gồm 2 bộ phận đó là lõi thép và dây quấn.

  • Với dây quấn chúng ta sẽ có 1 cuộn dây sơ cấp dòng để đưa điện áp xoay chiều vào và 1 hay nhiều cuộn dây thứ cấp có số vòng dây khác với cuộn sơ cấp. Thông thường trong các máy biến áp nhỏ chúng ta sẽ thấy dây quấn thường được làm bằng đồng.
  • Lõi thép hay lá thép kỹ thuật điện: là một khối thép được ghép lại từ những lá thép hay lá sắt kỹ thuật điện có pha silic. Và dĩ nhiên là chúng sẽ cách điện với nhau.

Máy tăng áp và máy hạ áp ?

Ở trên mình đã có giới thiệu sơ lược về hai loại của máy biến áp và trong phần này mình sẽ đi sâu hơn về mặt bản chất của chúng. Yếu tố quyết định thiết bị này là tăng áp hay hạ áp là dựa vào tỷ lệ giữa số vòng dây quấn sơ cấp và số vòng dây quấn của cuộn thứ cấp. Và để chứng minh được luận điểm này thì mời các bạn đến với định luật cảm ứng trường điện từ của Faraday, chúng ta có một công thức đã được kiểm chứng như sau:

Máy biến áp là gì ?

Trong đó:

  • U1 và N1 lần lượt là điện áp và số vòng dây cuộn sơ cấp.
  • U2 và N2 lần lượt là điện áp và số vòng dây cuộn thứ cấp.

Thông qua công thức chúng ta thấy được tỷ lệ thuận giữa điện áp và số vòng dây của từng cuộn cụ thể. Từ đó chúng ta có thể nhận xét được mối quan hệ của chúng như sau:

  • Nếu hệ số k > 1 (tức là U1 > U2 hoặc N1 > N2) thì chúng ta có máy tăng áp.
  • Nếu hệ số k < 1 (tức là U1 < U2 hoặc N1 < N2) thì chúng ta có máy hạ áp.

Nguyên tắc hoạt động:

Máy biến thế hay máy biến áp sẽ hoạt động tuân theo 2 hiện tượng vật lý:

  • Dòng điện chạy qua dây dẫn tạo ra từ trường (từ trường)
  • Sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo ra 1 hiệu điện thế cảm ứng hay còn gọi là cảm ứng điện từ.

Dòng điện được tạo ra trong cuộn dây sơ cấp khi nối với hiệu điện thế sơ cấp, và 1 từ trường biến thiên trong lõi sắt. Từ trường biến thiên này tạo ra trong mạch điện thứ cấp 1 hiệu điện thế thứ cấp. Như vậy hiệu điện thế sơ cấp có thể thay đổi được hiệu điện thế thứ cấp thông qua từ trường. Sự biến đổi này có thể được điều chỉnh qua số vòng quấn trên lõi sắt.

Ứng dụng của máy biến thế ở đâu ?

Máy biến thế có thể được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực đời sống của chúng ta dù là trực tiếp hay gián tiếp. Không thể phủ nhận được lợi ích mà chúng mang lại, và sau đây chúng ta sẽ tìm một vài ứng dụng tiêu biểu mà chúng ta có thể dễ hình dung nhất nhé.

Ứng dụng trong các trạm biến áp:

Trạm biến áp được xem là bộ phận cung cấp cũng như phân phối là xử lý nguồn điện để đưa đến cho các nhà máy, các xí nghiệp, gia đình hay đơn giản là các nơi sử dụng điện. Tuy nhiên sẽ có một số vấn đề mà không phải ai cũng có thể biết được vì nó không được hiện hữu nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Cụ thể là quá trình truyền tải điện năng trên đường dây cao thế và các đường dây trung thế khác.

Máy biến áp dùng trong các trạm biến áp
Máy biến áp dùng trong các trạm biến áp

Cụ thể là từ nơi sản xuất điện chúng ta muốn truyền đi xa thì cần phải dùng đến máy biến áp để tăng điện áp lên cao nhằm tránh quá trình thất thoát điện do tỏa nhiệt và tổng trở của dây dẫn. Từng khoảng cách nhất định trên đường dây mà ta lại có thêm từng biến áp con để giúp tăng áp trong quá trình truyền tải. Tiếp theo chúng ta cần một máy hạ áp để hạ từ cao thế xuống mức trung thế. Và cuối cùng là ta cần tiếp tục hạ áp từ trung thế xuống hạ thế dạng 110V – 400V để có thể sử dụng hằng ngày.

Ứng dụng cấp nguồn thiết bị điện tử:

Bất kì các thiết bị điện tử nào như điện thoại thông minh, đồ dùng điện tử, kỹ thuật số điều cần cấp nguồn cả. Tuy nhiên nguồn của chúng là rất nhỏ chỉ từ 5VDC, 12VDC mà thôi. Trong khi điện áp thường dùng trong nhà là 220V, vì thế mà trong các củ sạc hay bộ sạc của thiết bị điện đầu có một biến áp nhỏ để có thể chuyển điện áp từ 220V về 5VDC, 12VDC để cấp nguồn cho thiết bị điện tử.

Trên đây là các thông tin và kiến thức liên quan đến máy biến thế – biến áp. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và muốn trang bị. Các thông tin và kiến thức trong bài viết được mình tổng hợp từ các trang mạng và thể hiện một cách đơn giản nhất để các bạn có thể dễ hiểu hơn. Vì là tự tổng hợp nên sẽ có sai sót, rất mong các bạn thông cảm.

Website: thietbicambien.vn – congnghedoluong.com

Đây là bài viết chia sẻ kiến thức, bên mình không kinh doanh mặt hàng này. Vui lòng không gọi điện, nhắn tin hỏi hàng. Xin cám ơn !

[Total: 1   Average: 5/5]

Phone-Zalo: 0779 81 81 84 - Vui lòng gọi nếu không tìm được Zalo